Tượng trâu trong phong thủy
Hình ảnh con Trâu từ xưa tới nay gắn liền với sự bền bỉ, đức tính hiền lành, mạnh mẽ, là biểu tượng của sự an lành, no đủ. Trâu trong 12 con giáp là Sửu, trong sơ đồ bát quái là quẻ khôn, chủ về đất đai, mang đến sự thịnh vượng, bền vững.
Nếu trong nhà bạn có tượng trâu mà chỉ đặt ở một chỗ sao cho phù hợp với căn phòng thì tượng Trâu cũng chỉ là một vật trang trí bình thường như các vật trang trí khác. Muốn phát huy hết khả năng phong thủy của tượng Trâu thì bạn nên đặt ở hướng Bắc hoặc hướng Đông Bắc của nhà là phù hợp với phong thủy và phát huy được linh khí của nó. Tránh bài trí tượng Trâu ở hướng nam hoặc Tây Nam.
Tượng Trâu còn được đặt ở phòng khách, trên bàn làm việc, nơi các vượng tinh như Lục Bạch, Bát Bạch phối chiếu. Tránh đặt ở cạnh nhà vệ sinh, trên bàn học, bàn thờ hay ở nơi hung tinh Nhị Hắc, Tam Bích chiếu đến.
Trâu là Sửu nên tượng
Trâu phong thủy có tác dụng hỗ trợ người tuổi Tỵ, Dậu , Hợi, Tý, Sửu. Sửu – Mùi xung khắc nên người tuổi Mùi khong thích hợp để sử dụng, tượng Trâu sẽ không phát huy được linh khí.
Để hợp theo phong thủy thì biểu tượng con trâu được sử dụng dưới nhiều hình thức như hội họa, điêu khắc… tượng Trâu cũng là vật phẩm phong thủy nhưng phải chú ý đến chất liệu. Theo phong thủy thì tượng Trâu bằng bột đá mạ vàng non mang Kim khí và tốt cho tài lộc, có lợi cho công việc kinh doanh, bất động sản hoặc đầu tư dài hạn. Ngoài ra trong phong thủy thì tượng Trâu còn để chế hóa, trấn yểm. Có thể sử dụng tượng Trâu bằng đồng hoặc đất nung, bột đá nhưng khi bài trí phải kết hợp với hướng để phát huy tác dụng.
Không nên sử dụng tượng Trâu bằng gỗ vì theo ngũ hành Mộc khắc Thổ và theo phong thủy thì làm như thế sẽ không phát huy được tác dụng của tượng Trâu.
Thời xưa thì các quan lại hay dùng tượng Trâu bằng đá tự nhiên vừa có tác dụng phong thủy vừa thể hiện địa vị của mình.